Ba Ba chết rất độc!
baba chết rất độc
Ba ba, rùa mai mềm là loại thủy sản có nhiều ở nước ta, trong thiên nhiên cũng như được thả nuôi.
Trong lĩnh vực ẩm thực, dân ta ví von ba ba là con vật “quái”: “chân vịt, thịt gà, da trâu, đầu rắn”. Thịt ba ba khá ngon. Theo phân tích thành phần dinh dưỡng: trong 100 gam thịt ba ba cung cấp 85 kcalo năng lượng, 80g nước, 1,6g chất đường bột, 16,5g chất đạm, 1g chất béo, 107mg chất canxi, 1,4mg chất sắt, nhiều vitamin A, vitamin B1, B2, vitamin PP cùng nhiều yếu tố vi lượng khác như kẽm, selen, iôt... Vì thế ngoài là món ăn ngon, thịt ba ba còn là thực phẩm phối hợp điều trị nhiều căn bệnh.
Theo các tài liệu đông y, thịt ba ba vị ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng âm, lương huyết, bổ hư, tán tích, thanh nhiệt, tiêu u, tăng cường miễn dịch...Do đó thịt ba ba có thể dùng cho người bệnh nặng như: lao, viêm gan mãn, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, viêm suy thận, di mộng tinh, yếu sinh lý...
Một món ăn thông dụng và dễ chế biến nhưng cũng là một bài thuốc đông y bổ dưỡng: cháo ba ba.
Thành phần nồi cháo ba ba gồm: một con ba ba khoảng 200g, đậu đỏ 40g, hạt sen 100 hột, táo tàu 5 quả, muối mắm, gia vị vừa đủ. Ninh với lửa nhỏ, liu riu cho đến khi thịt mềm, nước thấm là đem dùng được.
Tuy nhiên ba ba lại là loài ăn tạp, chúng có thể tiêu thụ thức ăn thối rữa nên trong hệ tiêu hóa chứa rất nhiều vi khuẩn. Các nhà khoa học của Hội Thủy sản Nhật Bản đã phân lập được gần 300 loại vi khuẩn hiếu khí và trên 400 loại vi khuẩn kỵ khí từ hệ dạ dày - ruột của ba ba, trong đó cũng chỉ ra nhiều loại vi khuẩn có thể gây bệnh cho người.Khi ba ba còn sống những vi khuẩn lẫn chất độc này theo phân ra ngoài, nhưng khi ba ba chết chất độc tồn đọng sẽ ngấm vào thịt.
Những chất độc này không bị hủy bởi nhiệt độ, đun nấu, do đó ăn thịt ba ba chết rất dễ ngộ độc. Cũng cần lưu ý thêm trong thịt ba ba chết có chứa nhiều chất histamin, sản phẩm sinh ra từ sự phân hủy chất đạm. Histamin là chất “đầu sổ” gây độc cho cơ thể như: đau bụng, tiêu chảy, đỏ bừng mặt, dị ứng nổi mề đay, ngứa toàn thân....
Tóm lại, thịt ba ba là một món rất ngon, rất bổ dưỡng nếu được chế biến từ con vật còn sống. Không nấu thức ăn với thịt ba ba đã chết và tuyệt đối không dùng thịt dạng ươn ko đc tươi sống, đặc biệt không dùng tiết canh ba ba.
Suýt chết sau khi ăn ba ba - VnExpress Sức khỏe
HÀ NỘIThanh niên 34 tuổi sau khi ăn ba ba 30 phút bắt đầu mẩn đỏ toàn thân, ngứa, mắt xung huyết, đau bụng dữ dội.
Bệnh nhân buồn nôn, nôn, cảm giác tức ngực, khó thở và sẩn ngứa trên da, vào Bệnh viện Đa khoa Medlatec cấp cứu ngày 16/6. Những người cùng ăn không có biểu hiện gì.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Đoàn, chuyên gia Dị ứng - Miễn dịch, chẩn đoán bệnh nhân sốc phản vệ độ 2 do thức ăn.
Sau khi xử trí cấp cứu, bệnh nhân dần trở lại trạng thái bình thường, bớt ngứa, giảm mẩn đỏ và không còn nôn, khó thở. Anh cho biết từng ăn nhiều món chế biến từ thịt ba ba, không bị dị ứng như lần này.
Thịt ba ba được xem như món "nhà giàu", bởi giá cao. Thịt ba ba là món ăn quý hỗ trợ bổ thận tráng dương, điều hòa kinh nguyệt, đổ mồ hôi trộm... Trong 100 g thịt ba ba chứa khoảng 16,5 g protid, 1,6 g carbonhydrat, 1g lipid, 107 mg calci, 1,4 mg sắt, 3,7 mg acid cotinic, vitamin B1, B2, vitamin A và nhiều chất dinh dưỡng khác. Mai ba ba dùng bồi bổ cho người gầy, lao lực quá độ, nhức xương... Thịt ba ba có tác dụng chữa bệnh lao phổi, khí hư, ốm yếu.
Tuy nhiên, nếu không biết cách chế biến, thịt ba ba có thể gây hại. Nếu ăn phải ba ba chết, chất đạm đã phân hủy, các acid amin chuyển hóa thành chất gây ngộ độc hoặc dị ứng cho người ăn.
Theo bác sĩ Đoàn, người có cơ địa dị ứng, mẫn cảm với các thành phần trong thịt ba ba có nguy cơ bị dị ứng, sốc phản vệ, không nên ăn thịt ba ba.
TS.BS TRẦN BÁ THOẠI